Lí do thực hiện biện pháp

Trong các phương pháp giải toán ở Tiểu học, có rất nhiều phương pháp khác nhau, mỗi loại cung cấp cho học sinh một hình thức giải khác nhau nhằm giúp các em tìm ra phương án giải quyết bài toán một cách nhanh và dễ hiểu nhất.

Bạn đang xem: Bài toán rút về đơn vị nâng cao lớp 5


Chẳng hạn phương pháp “dùng sơ đồ đoạn thẳng” giúp học sinh sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để tìm hiểu bài toán. Nội dung giả thiết được thiết lập trên một sơ đồ gồm các đoạn thẳng bằng nhau, từ đó học sinh vận dụng các phần của bài toán để giải quyết vấn đề. Phương pháp này chủ yếu giải các dạng toán tổng tỉ, tổng hiệu, hoặc các dạng toán có tỉ số,…hoặc phương pháp “Thử chọn” thì hướng dẫn học sinh dùng lập luận để loại bớt các giải thiết không khớp với yêu cầu sau đó đưa các giả thiết về một số lượng nhất định sau đó dùng thử-chọn để tìm ra kết quả. Nói chung mỗi phương pháp có một cách giải khác nhau nhưng đều hướng vào một mục tiêu nhất định là giúp các em học sinh thực hiện giải các bài toán tỏng chương trình yêu cầu.


Phương pháp “Rút về đơn vị” là một phương pháp nằm trong nhóm 13 phương pháp giải toán tiểu học. Phương pháp này rất phổ biến trong việc giúp học sinh giải các bài toán ở tiểu học từ lớp 3 và đặc biệt là lớp 5 vì khối lớp này có nội dung chương trình toán học rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó phương pháp “Rút về đơn vị” còn giúp các em học sinh yếu giải toán một cách dễ hiểu nhất. Do đó với kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 5, tôi đã tìm hiểu rất kĩ các phương pháp giải toán ở tiểu học nhằm xây dựng cho bản thân mình một cách thức giảng dạy có hiệu quả nhất đến tất cả các đối tượng học sinh từ học sinh yếu đến học sinh giỏi.

Xuất phát từ những việc làm đó trong nhiều năm qua, tôi đã tìm ra một số phương pháp giải toán tiểu học để giúp các em học sinh yếu giải các bài toán một cách dễ hiểu nhất, trong đó có phương pháp “Rút về đơn vị”. Phương pháp này tuy không khó đối vớicác em học sinh nhưng nếu giáo viên vận dụng không linh hoạt thì sẽ không làm cho học sinh yếu giải toán dễ hiểu và nhớ lâu được.

Chính vì vậy với những khảo nghiệm trong thời gian qua, tôi đã thực hiện thành công phương pháp này và giúp rất nhiều học sinh yếu học tập tiến bộ, có kết quả học tập tốt hơn. Đây cũng là nội dung nghiên cứu về sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đưa vào nghiên cứu trong suốt thời gian qua với tên gọi: “Vận dụng phương pháp “rút về đơn vị” để giúp học sinh yếu học tốt môn toán lớp 5”

Nội dung trình bày biện pháp.

Để vận dụng phương pháp “Rút về đơn vị” giúp học sinh giải toán tôi đã thực hiện các biện pháp theo một trình tự như sau:

Biện pháp 1: Phân loại các bài tập theo 02 dạng toán độc lập

Dạng toán thứ nhất: Có giá trị đại lượng 1 nhỏ hơn giá trị đại lượng 2.

Ví dụ 1: Bài tập 1 (phần Luyện tập; trang 19 sách Toán lớp 5): Mua 12 quyển vở hết 24.000đ. Hỏi mua 30 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền?

Tóm tắt bài toán ta có dạng như sau:

12 quyển: 24.000đ

30 quyển: ?đ

Như vậy dạng toán này có đại lượng thứ nhất là 12 quyển vở và đại lượng thứ 2 là 24.000đ

Dạng toán thứ 2: Có giá trị đại lượng 1 lớn hơn giá trị đại lượng 2.

Ví dụ 2: Bài tập 3 (phần Luyện tập; trang 20 sách Toán lớp 5): Một trường tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử. Đợt thứ nhất cần có 3 xe ô tô để chở 120 học sinh. Hỏi đợt thứ hai muốn chở 160 học sinh đi tham quan thì cần dùng mấy xe ô tô như thế?

Tóm tắt bài toán ta có dạng như sau:

120 học sinh: 3 xe

160 học sinh: ?xe

Như vậy dạng toán này có đại lượng thứ nhất là 120 học sinh vở và đại lượng thứ 2 là 3 xe.

Việc phân loại các bài tập có dạng tỉ lệ đã được thống kê như trên nhằm giúp học sinh yếu phân biệt từng dạng toán tuy giống nhau về tỉ lệ nhưng cách giải khác nhau.

Chẳng hạn dạng toán thứ nhất muốn tìm một đơn vị thì ta lấy đại lượng thứ 2 chia cho đại lượng thứ 1 (24.000 : 12 = 2)

Ngược lại dạng toán thứ hai muốn tìm một đơn vị thì ta lấy đại lượng thứ 1 chia cho đại lượng thứ 2 (120 : 3 = 40)

Biện pháp 2: Vận dụng phương pháp “Rút về đơn vị” để giúp học sinh yếu giải toán.

Đây là nội dung trọng tâm của đề tài vì vậy tôi tập trung nghiên cứu rất kĩ phương pháp giải, phân bố thời gian hợp lý để tiến hành thục hiện khảo nghiệm việc vận dụng phương pháp vào từng đối tượng học sinh.

Ví dụ 1: khi dạy bài: “Ôn tập và bổ dung về giải toán” (Trang 19-SGK Toán 5). Trong phần cho học sinh thực hiện bài tập, ở bài tập 2 có nội dung như sau:

Một đội trồng rừng trung bình cứ ba ngày trồng được 1200 cây thông. Hỏi trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông?

Để hướng dẫn cho các đối tượng học sinh trong đó có cả học sinh khá giỏi giải toán trước hết tôi hướng dẫn chung cả lớp cách giải theo sách giáo khoa:

Tóm tắt:

3 ngày: 1200cây

12 ngày: ?cây

Bài giải:

12 ngày thì gấp 3 ngày số lần là:

12 : 3 = 4 (lần)

Trong 12 ngày đội trồng rừng trồng được số cây thông là:

1200 x 4 = 4800 (cây thông)

Đáp số: 4800 cây thông

Nhưng đối với các em học sinh yếu hơn thì tôi lại hướng dẫn các em giải theo phương pháp “rút về đơn vị” như sau:

Tóm tắt:

3 ngày: 1200cây

12 ngày: ?cây

Bài giải:

Một ngày đội trồng rừng trồng được số cây thông là:

1200 : 3 = 400 (cây thông)

12 ngày đội trồng rừng trồng được số cây thông là:

400 x 12 = 4800 (cây thông)

Đáp số: 4800 cây thông

Như vậy so sánh giữa hai phương pháp giải vừa nêu trên thì phương pháp rút về đơn vị có cách giải dễ hiểu hơn, phù hợp với các em học sinh yếu môn Toán hơn.

Để giúp các em giải được bài toán như trên, tôi đã từng bước hướng dẫn các em tìm hiểu đề bài, lập luận các dữ kiện đã cho sau đó mới tiến hành tìm lời giải hay, ngắn gọn và súc tích và thực hiện phép tính.

Thứ nhất: đọc kĩ đề bài, phân tích các yếu tố:

Bài toán cho biết gì: đội trồng rừng trồng được 1200 cây trong 3 ngày.

Bài toán yêu cầu gì: đội trồng rừng trồng được bao nhiêu cây trong 12 ngày.

Vậy muốn biết số cây trồng trong 12 ngày trước hết ta cần tìm mấy ngày trước? (tìm một ngày trồng được bao nhiêu trước).

Kết luận: như vậy ta tìm số cây trồng được một ngày trước, sau đó lấy số cây trồng được trông một ngày đó nhân với 12 ngày thì sẽ tìm ra số cây trồng được 12 ngày theo yêu cầu bài toán.

Ví dụ 2: Khi dạy bài Luyện tập chung (trang 22-SGK Toán lớp 5), có bài tập 3 như sau:

Mua 5kg đường phải trả 38.500 đồng. Hỏi mua 3,5kg đường cùng loại phải trả ít hơn bao nhiêu tiền?

Đối với dạng toán này phức tạp hơn nên tôi đã hướng dẫn chi tiết theo phương pháp rút về đơn vị như sau:

– Cho học sinh tóm tắt bài toán:

Tóm tắt:

5kg: 38.500đ

3,5kg: ít hơn ?kg

Điểm khó của bài toán là yêu cầu bài toán không hỏi mua 3,5kg đường giá bao nhiêu mà chỉ hỏi mua 3,5kg đường thì trả ít hơn bao nhiêu tiền. do đó đối với những em học sinh yếu thường dễ nhầm lẫn khi giải bài toán.

Phân tích bài toán:

– Đại lượng thứ 1: 5 kg

– Đại lượng thứ 2: 38.500đ

– Yêu cầu tìm: số tiền ít hơn khi mua 3,5kg

– Yếu tố cần tìm: giá tiền 1kg đường, giá tiền 3,5kg đường và giá tiền chênh lệch giữa 5kg đường với 3,5kg đường.

Bài giải

Số tiền mua một kg đường là:

38.500 : 5 = 7.700 (đồng)

Số tiền mua 3,5kg đường hết:

3,5 x 7.700 = 26.950 (đồng)

Số tiền mua 3,5kg đường ít hơn mua 5kg đường là:

38.500 – 26.950 = 11.550 (đồng)

Đáp số: 11.550 đồng

– Trường hợp học sinh khá, giỏi có thể giải theo cách sau:

Bài giải

Số tiền mua một kg đường là:

38.500 : 5 = 7.700 (đồng)

Số tiền mua 3,5kg đường ít hơn mua 5kg đường là:

38.500 – 3,5 x 7.700 = 26.950 (đồng)

Đáp số: 11.550 đồng

Cách này rút gọn được một phép tính nhưng với học sinh thật hiểu bài mới làm được. Như vậy tùy thuộc vào các dạng toán mà tôi vận dụng linh hoạt các cách giải khác nhau. Mục đích cuối cùng là tất các các em trong lớp đều hoàn thành bài tập mà giáo viên yêu cầu.

Cứ như vậy, dựa trên nội dung của từng bài toán trong mỗi bài học, tôi vận dụng linh hoạt các cách giải khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, những học sinh có năng khiếu học toán thì tôi động viên khích lệ các em giải theo cách nhanh nhất ngắn gọn nhất, phát huy hết những khả năng sáng tạo để chinh phục kiến thức từ môn Toán (như sử dụng phương pháp tỉ số thay cho phương pháp rút về đơn vị hoặc sử dụng phương pháp tỉ số thay cho phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng).

Còn đối với những em học sinh yếu tôi phải sử dụng phương pháp rút về đơn vị để hướng dẫn các em từng bước làm, thậm chí tôi làm mẫu và nêu thêm nhiều ví dụ tương tự để các em hiểu cách giải và tự mình làm những bài tập yêu cầu và một số bài tương tự.

Xem thêm: Toán 11 vnen - giải toán 11 tập 1 kết nối tri thức

Trong thời gian 1-2 tháng đầu tiên khảo nghiệm tuy vất vả nhưng tôi thấy hiệu quả rõ nét hơn. Sau đó tôi đã trình bày phương án của mình với Ban giám hiệu nhà trường và nhận được sự nhất trí cao. Vì vậy tôi đã tiến hành áp dụng đại trà cho lớp mình dạy và động viên trao đổi vơi một số đồng nghiệp cùng làm. Do đó cuối học kì I vừa qua chất lượng của lớp đã có kết quả rát tốt.

Kết quả sau khi áp dụng.

Ngay sau khi nhận công tác chủ nhiệm lớp 5A2, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học tập đầu năm của từng em và thống kê phân loại đối tượng. Đây là bước quan trọng trong công tác chủ nhiệm của mình nhằm có hướng dạy học phù hợp với từng em học sinh trong lớp. Từ đó tôi mới có kết quả khảo sát đầu năm như sau:

– Tôi tiến hành ra một bài kiểm tra về môn Toán. Sau khi học sinh làm xong tôi đã tổng hợp kết quả như sau:

Tổng số học sinhHoàn thành tốtHoàn thànhChưa hoàn thành
258107

Ban đầu khi thống kế kết quả tôi rất buồn vì lớp 5 mà vẫn có tới 7 còn học yếu môn toán. Nhưng ngay sau đó tôi đã bát tay vào việc, đó là tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em học yếu môn Toán. Rồi từng bước động viên, giúp đỡ những em yếu đó cố gắng rèn luyện học tập. Mỗi buổi đến lớp dạy học, tôi thường dành một số thời gian để hướng dẫn các em làm toán, trong đó có nội dung vận dụng phương pháp rút về đơn vị để giúp các em làm những bài tập có dạng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch

Sau một thời gian áp dụng khảo nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá mức độ khảo nghiệm như sau:

Tổng số học sinhHoàn thành tốtHoàn thànhChưa hoàn thành
2512103

Như vậy nhìn vào kết quả khảo nghiệm đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt trong quá trình áp dụng nội dung đề tài. Tuy số lượng thay đổi chưa đáng kể nhưng đã cho thấy tính khả thi cao của nội dung đề tài mà tôi đang nghiên cứu.

Tôi liền trình bày kết quả khảo nghiệm lên Ban giám hiệu nhà trường và được sự đánh giá cao. Ban giám hiệu đã đồng ý cho tôi được áp dụng đại trà trong lớp để nâng cao chất lượng môn Toán cũng như chất lượng học tập chung của cả lớp.

Kết luận:

Qua kết quả thu được từ khảo nghiệm của nội dung đề tài nghiên cứu đã cho thấy rằng đề tài “Vận dụng phương pháp rút về đơn vị để giúp học sinh yếu học tốt môn Toán lớp 5” là một nội dung nghiên cứu đúng hướng, đem lại kết quả dạy học cao hơn. Tuy rằng đây chưa phải là một công trình khoa học hay một nghiên cứu chuyên sâu mà chỉ là một sáng kiến của bản thân xuất phát từ thực tế chất lượng dạy học của học sinh kết hợp với những nghiệp vụ sư phạm lâu năm mà tôi đã viết nên những kinh nghiệm nhằm góp phần giúp học sinh học tập môn Toán tốt hơn đồng thời là điểm tựa để học tốt các môn còn lại trong chương trình ở tiểu học. Bởi các em học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp của bậc học tiểu học, do đó nếu bị hỏng kiến thức từ đây sẽ làm cho các em chán nản khi học lên bậc học THCS. Nhất là những môn học chính như Toán hoặc Tiếng Việt. Vì vậy việc vận dụng nhiều phương pháp trong quá trình dạy học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh không chỉ là làm sáng kiến kinh nghiệm để dự thi mà đây còn là trách nhiệm và lương tâm của một người giáo viên. Nếu để học sinh lớp mình học yếu, tiếp thu kiến thức chưa tốt thì giáo viên cũng có một phần lỗi trong đó.

Chính vì thế mà việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm không chỉ mang tính thi đua cho mỗi cá nhân giáo viên mà đây còn là trách nhiệm dạy học của giáo viên. Tìm tòi học hỏi những phương pháp dạy học hay, phù hợp với từng đối tượng học sinh sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Dạy học không phải chỉ ngày một ngày hai mà đó là một quá trình lâu dài của giáo viên. Phải chịu khó, tận tụy, gần gũi để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng các em mới có những biện pháp dạy học phù hợp với thực tế. Phải sáng tạo, linh hoạt trong dạy học mới có kết quat như mong muốn.

Tuy nội dung nghiên cứu của tôi chưa thật sâu sắc nhưng đó cũng là những gì mà bàn thân chịu khó tìm hiểu và thực hiện trong suốt thời gian qua. Mong rằng sau này sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu sâu sắc và đạt hiệu quả cao hơn để chúng tôi được giao lưu học hỏi cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học của mình.

Bài Toán liên quan đến rút về đơn vị là tài liệu vô cùng bổ ích dành cho các bạn học sinh lớp 3.

Rút về đơn vị là một trong số kiến thức trọng tâm trong chương trình Toán lớp 3. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn học sinh gặp khó khăn trong việc giải các bài tập liên quan đến rút về đơn vị. Cha mẹ và các bạn học sinh cùng theo dõi bài giảng của cô Cao Thị Dung ( toancapba.com.vn ) với chuyên đề Toán: Các giải bài toán rút về đơn vị giúp các bạn học sinh ôn tập nắm chắc cách giải các bài toán có liên quan, kỹ năng tính nhanh, chính xác loại toán này nhé !

I.PHƯƠNG PHÁP CHUNG GIẢI BÀI TOÁN RÚT VỀ ĐƠN VỊ

– Bước 1: Tóm tắt.

– Bước 2: Lời giải thứ nhất: tìm giá trị của mỗi đơn vị.

– Bước 3: Lời giải thứ hai: tìm giá trị theo yêu cầu bài toán hỏi.

Bài toán 1: Có 5 cái can như nhau đựng đầy được tất cả 50 lít dầu hoả. Hỏi:

a) 7 cái can như vậy đựng được bao nhiêu lít dầu hoả?

b) Nếu đổ đầy số lít dầu hoả đựng trong 7 can ở trên vào các can loại 5 lít cho đầy thì được bao nhiêu can 5 lít như vậy?

Giải

Bước 1: Tóm tắt yêu cầu đề bài

5 can: 50 lít

a, 7 can: … lít ?

b, Số lít của 7 can phần a: … can 5 lít ?

Bước 2: Tìm giá trị của mỗi đơn vị.

Số lít dầu hoả có trong mỗi can là:

50 : 5 = 10 ( lít )

Bước 3: Tìm giá trị theo yêu cầu bài toán hỏi.

a, Số lít mật ong có trong 7 can là:

7 x 10 = 70 ( lít )

b, Số can 5 lít dùng để đựng số dầu hoả trong 7 can là:

70 : 5 = 14 ( can)

Đáp số: a, 70 lít dầu hoả;

b, 14 can.

II. CÁC BƯỚC LÀM BÀI TOÁN RÚT VỀ ĐƠN VỊ

Tìm giá trị nhiều phần ( Giải bằng phép tính chia và phép tính nhân)

Bước 1 : Tìm giá trị của một phần – Rút về đơn vị ( làm phép tính chia ).

Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần ( làm phép tính nhân ).

Bài toán 2: Có 35 lít mật ong đựng đều vào 7 can. Hỏi 2 can có bao nhiêu lít mật ong?

Tóm tắt: Giải

7 can: 35 lít Số lít mật ong ở trong mỗi can là:

2 can: … lít ? 35 : 7 = 5 ( lít )

Số lít mật ong trong 2 can là:

2 x 5 = 10 ( lít )

Đáp án: 10 lít mật ong

*
Cô Cao Thị Dung hướng dẫn các bạn học sinh giải các dạng bài tập liên quan đến rút về đơn vị

Cha mẹ có thể tham khảo toàn bộ link video tại đây:

https://toancapba.com.vn/bai-giang-truc-tuyen/65222/bai-08-bai-toan-lien-quan-rut-ve-don-vi.html?fbclid=Iw
AR0z
Mh
Id3rl
NSNx
AQFbhq1h
OANp
T3Tvd
Jfx9q
S0cqenq
Iv
OZ7t
Ex
PTAMdak

2. Tìm số phần ( Giải bằng hai phép tính chia)

Bước 1 : Tìm giá trị của một phần – Rút về đơn vị ( làm phép tính chia ).

Bước 2: Tìm số phần ( làm phép tính chia ).

Bài toán 3: Có 35 lít mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10 lít mật ong thì đựng vào mấy can như thế/

Tóm tắt: Giải

35 lít: 7 can Số lít mật ong ở trong mỗi can là:

10 lít: … can? 35 : 7 = 5 ( lít )

Số can cần để đựng được 10 lít mật ong là:

10 : 5 = 2 ( can )

Đáp án: 2 can

III. CÁCH PHÂN BIỆT 2 DẠNG TOÁN RÚT VỀ ĐƠN VỊ

Với hai kiểu bài của dạng: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị này đều có hai bước giải sau:

-Bước 1: Rút về đơn vị – tức là tìm giá trị 1 phần (đều giống nhau)

-Bước 2:

Kiểu 1: Tìm giá trị nhiều phân (làm tính nhân)Kiểu 2: Tìm số phần (làm tính chia)

Do đó học sinh hay nhầm lần giữa bước 2 của hai kiểu bài, kể cả học sinh khá giỏi.

– Bước 1: Rút về đơn vị

– Bước 2: So sánh đơn vị ở bước 1 và đơn vị phải tìm

+ Nếu đơn vị ở bước 1 và đơn vị phải tìm khác nhau thì làm phép chia

+ Nếu đơn vị ở bước 1 và đơn vị phải tìm giống nhau thì làm phép nhân.

Khi làm bài toán rút về đơn vị, các bạn phải suy nghĩ và đọc đề thật kĩ từ yếu tố đề bài cho biết và đề bài hỏi để xác định đây là kiểu bài nào. Dù rơi vào dạng bài nào thì các bạn cũng phải thực hiện bước thứ nhất là rút về đơn vị và phải làm phép tính chia. Sau đó thực hiện bước thứ hai ứng với các dạng bài nêu trên.

Để con học tập và ôn luyện tốt hơn, cha mẹ hãy tham khảo Chương trình Học Tốt của toancapba.com.vn Tiểu học giúp con có phương pháp học tập phù hợp và mang lại thành tích cao trong học tập.