Muốn sử dụng excel hiệu quả trong công việc tính toán và thống kê số liệu, việc đầu tiên đòi hỏi các bạn cần học đó chính là các hàm logic trong phần mềm này. Có rất nhiều tính năng khác nhau trong excel; và nếu các bạn biết nên áp dụng công thức nào khi gặp trường hợp cụ thể; thì chắc chắn công việc của các bạn sẽ được tiến hành thuận lợi; và đem lại kết quả nhanh chóng.
Bạn đang xem: Các hàm tính toán nâng cao trong excel
Để giúp các bạn có thêm kiến thức về các hàm trong excel, sau đây Cole xin trình bày các hàm excel từ cơ bản đến nâng cao được nhân viên sử dụng phổ biến nhất trong tin học văn phòng.
Hàm SUM, AVERAGE
SUM
Công dụng: giúp người sử dụng tính tổng giá trị
Cú pháp: =SUM(số 1, số 2,…, số hoặc vùng dữ liệu)
Ví dụ: =SUM(4,5,1) rồi Enter sẽ ra kết quả
AVERAGE
Công dụng: giúp trả về trung bình cộng các tham số đưa vào hoặc của một vùng dữ liệu
Ví dụ: =AVERAGE(7,8,9) rồi Enter sẽ ra kết quả là 8
Hàm IF
Công dụng: trả về giá trị 1 nếu điều kiện đúng, Hàm trả về giá trị 2 nếu điều kiện sai.
Cú pháp: =If(Điều kiện, Giá trị 1, Giá trị 2).
Ví dụ:
= IF(B2>=4,“DUNG”,“SAI”) = DUNG.
= IF(B2>=5,“DUNG”,“SAI”) = SAI
Hàm tìm kiếm VLOOKUP
Công dụng: trả về giá trị dò tìm theo cột đưa từ bảng tham chiếu lên bảng cơ sở dữ liệu theo đúng giá trị dò tìm.
Cú pháp: =VLOOKUP(giá trị dò, bảng dò, cột giá trị trả về, kiểu dò)
X=0 là dò tìm một cách chính xác. X=1 là dò tìm một cách tương đối.
Ví dụ như dùng để:
Tìm Mã hàng hoá, tên hàng hoá từ Danh mục hàng hoá về Bảng Nhập Xuất Tồn.Tìm đơn giá Xuất kho từ bên Bảng Nhập Xuất Tồn về Phiếu Xuất kho.Tìm Mã TK, Tên TK từ Danh mục tài khoản về bảng CĐPS, về Sổ 131, 331…Tìm số Khấu hao (Phân bổ) luỹ kế từ kỳ trước, căn cứ vào Giá trị khấu hao( phân bổ) luỹ kế (của bảng , 242, 214 )Hàm AND và OR
AND
Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
Công dụng: là phép VÀ, chỉ đúng khi tất cả các đối số có giá trị đúng. Các đối số là các hằng, biểu thức logic. Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.
Cú pháp: =AND(đối 1, đối 2,..).
Ví dụ: =AND(D7>0,D7
Lưu ý:
Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic.Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua.Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm Excel này trả về lỗi #VALUE!OR
Công dụng: là phép HOẶC, chỉ sai khi tất cả các đối số có giá trị sai. Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.
Cú pháp: OR(đối 1, đối 2,..).
Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
Công thức tính phần trăm
Tại ô nhập kết quả phần trăm, gõ cú pháp =giá trị cần tính phần trăm/ giá trị tổng và Enter. Kết quả nhận được sẽ có giá trị thập phân lớn hơn 0, nhỏ hơn 1 và kéo kết quả ô đầu xuống những cô còn lại để copy công thức.
Rất là đơn giản đúng không nào, hãy áp dụng thử và xem kết quả như thế nào nhé.
Công thức đọc số tiền bằng chữ
Công thức Excel đọc số tiền bằng chữ chúng ta sẽ sử dụng Add-In.
Để sử dụng công cụ hỗ trợ Add-In bạn sẽ cần cài đặt Add-In trước và sau khi được cài đặt, khi bạn mở Excel thì Add-In sẽ tự động tích hợp thẻ Add-Ins.
Văn bản đầu: Xây dựng chuỗi văn bản trước khi đọc số bằng chữ.Văn bản cuối: Xây dựng chuỗi văn bản sau khi đọc số bằng chữ xong.Số cần đọc: Chọn ô chứa số cần chuyển thành chữ.Địa chỉ cần dán: Chọn ô để dán chuỗi văn bản sau khi đọc số bằng chữ.Đọc ra dạng công thức: Hiển thị công thức khi chọn ô chữ. Bạn chọn ô này nếu muốn copy công thức để đọc nhiều số thành chữ hơn vì nó sẽ cập nhật tự động khi dữ liệu nguồn thay đổi.Đọc ra dạng chuỗi: Chỉ hiển thị chuỗi văn bản sau khi đọc số thành chữ.Đọc hàng nghìn thành ngàn bạn có thể tích vào dòng chữ đỏ hoặc không thì bỏ qua lựa chọn này.Sau khi hoàn tất các tùy chỉnh phù hợp với mục đích của bạn, chọn Thực hiện để bắt đầu đọc số thành chữ
Công thức làm tròn số
Hàm ROUND sẽ giúp chúng ta làm tròn số như chúng ta mong muốn.
Với cú pháp: =ROUND(number, num_digists)
Trong đó number là số cần làm tròn, num_digits là số chữ số cần làm tròn.
Ngoài hàm ROUND thì chúng ta còn có hàm ROUNDUP, ROUNDDOWN có công thức giống với hàm ROUND.
Tuy nhiên:
ROUNDUP giúp chúng ta làm tròn lên. Cụ thể giá trị dương được làm tròn sau phần thập phân còn giá trị âm sẽ làm tròn đến hàng chục, trăm,….ROUNDDOWN là hàm làm tròn xuống có công thức và hàm ROUNDDOWN sẽ ngược lại với ROUNDUP với kết quả sẽ là giá trị nhỏ hơn giá trị gốc của số.Và đó là tất cả hàm trong excel từ cơ bản đến nâng cao mà Cole tổng hợp được và cung cấp cho các bạn. Mong rằng sẽ giúp ích khi các bạn muốn tính toán hay xử lý số liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khám phá thêm các hàm Excel tại khóa học tin học văn phòng Cole
Excel là phần mềm đóng vai trò quan trọng trong công việc văn phòng với nhiều lợi ích không ngờ. Nhờ đó, chúng ta có thể tạo và quản lý dữ liệu trên các bảng tính, hay tính toán và phân tích dữ liệu bằng các hàm.
Nếu bạn là người thường xuyên dùng Excel để xử lý công việc nhưng chưa biết đến các hàm Excel nâng cao cho người đi làm thì bài viết này dành cho bạn. Cùng toancapba.com tìm hiểu nhé!
Các hàm xử lý ngày tháng nâng cao
Khi bạn cần thao tác và tính toán dữ liệu về thời gian và ngày tháng, hãy tham khảo một số hàm ngày tháng nâng cao và cách sử dụng chúng dưới đây:
DATEDIF(start_date, end_date, "unit"): Dùng để tính số ngày, tháng hoặc năm giữa hai ngày cụ thể.
=DATEDIF(A1, B1, "m")Trong đó: A1 là ngày bắt đầu, B1 là ngày kết thúc, m là kết quả trả về số tháng.
EDATE(start_date, months): Dùng để trả về ngày sau một số tháng từ ngày bắt đầu.
=EDATE(A2, 6)trong đó: A2 là ngày bắt đầu. Và bạn cần định dạng thời gian cho ô kết quả (ô D2)
EOMONTH(start_date, months): là một trong các hàm Excel nâng cao để trả về ngày cuối cùng của tháng sau một số tháng từ ngày bắt đầu.
=EOMONTH(A3, 6)Trong đó: A3 là ngày bắt đầu và bạn cần định dạng ô trả về kết quả (D3)
Kết quả khi sử dụng 3 hàm trên như sau:
Các hàm xử lý ngày tháng nâng caoCác hàm xử lý chuỗi
Để thực hiện nhanh các thao tác trích xuất và biến đổi các chuỗi ký tự, xem ngay một số hàm xử lý chuỗi cơ bản đến nâng cao mà chúng tôi liệt kê dưới đây:
LEFT(text, num_chars): dùng khi muốn trích xuất một số ký tự từ phía bên trái của một chuỗi.
RIGHT(text, num_chars): để trích xuất một số ký tự từ phía bên phải của một chuỗi.
MID(text, start_num, num_chars): dùng để trích xuất một phần của chuỗi, bắt đầu từ vị trí đã cho và với số lượng ký tự xác định.
LEN(text): Trả về số ký tự trong một chuỗi.
Ví dụ: Giả sử chúng ta có chuỗi "toancapba.com
B2C2023". Lúc này, bạn muốn trích xuất thông tin từ chuỗi này:
Sử dụng hàm LEFT để lấy 6 ký tự từ bên trái:
=LEFT(A1, 6)Sử dụng hàm RIGHT để lấy 4 ký tự từ bên phải:
=RIGHT(A1, 4)Sử dụng hàm MID để lấy 3 ký tự từ vị trí thứ 7:
=MID(A1, 7, 3)
Các hàm trích xuất kí tự nâng caoLOWER(text): Chuyển đổi các ký tự trong chuỗi thành chữ thường.UPPER(text): Chuyển đổi các ký tự trong chuỗi thành chữ hoa.
PROPER(text): Chuyển đổi chuỗi thành dạng chữ hoa đầu tiên của từng từ.
Ví dụ: Giả sử chúng ta có chuỗi "hello Giti
Ho". Chúng ta muốn thực hiện các thao tác sau:
Chuyển đổi các ký tự thành chữ thường bằng hàm LOWER:
=LOWER(A7)Chuyển đổi các ký tự thành chữ hoa với hàm UPPER:
=UPPER(A7)Chuyển đổi chuỗi thành dạng chữ hoa đầu tiên của từng từ bằng hàm PROPER:
=PROPER(A7)
Hàm đổi chữ thường và chữ hoaTRIM(text): Loại bỏ các khoảng trắng không cần thiết từ chuỗi.=TRIM(" Hello ")CONCATENATE(text1, text2, ...): Ghép nối các chuỗi lại với nhau.
Ví dụ:
=CONCATENATE(A17, " ",A18)FIND(find_text, within_text,
Ví dụ:
=FIND("l", A17)REPLACE(old_text, start_num, num_chars, new_text): Thay thế một phần của chuỗi bằng chuỗi khác.
Ví dụ:
=REPLACE(A20, 7, 5, "Universe")SUBSTITUTE(text, old_text, new_text,
Ví dụ:
=SUBSTITUTE(A21, "H", "J", 2)TEXT(value, format_text): Định dạng một giá trị dưới dạng chuỗi, sử dụng định dạng được chỉ định.
Ví dụ: Định dạng chuỗi số thành tiền tệ:
=TEXT(A22, "$#,##0.00")Kết quả khi sử dụng các hàm này như hình dưới:
Các hàm xử lý chuỗi nâng caoCác hàm Excel nâng cao tính toán số học
Ưu điểm của Excel so với các phần mềm tin học văn phòng khác là khả năng thực hiện các phép toán phức tạp và tính toán số học bằng hàm. Bạn có thể tham khảo một số hàm tính toán bên nâng cao bên dưới:
SUMIF(range, criteria,
SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1,
SUMPRODUCT(array1,
Ví dụ: Giả sử tôi có các dữ liệu sau đây:
Ví dụ về các hàm số họcHãy tính tổng của các giá trị trong phạm vi B1:B5 nếu giá trị tương ứng trong A1:A5 lớn hơn 1, và giá trị trong B1:B5 lớn hơn 3.
=SUMIF(A1:A5, ">1", B1:B5) + SUMIFS(B1:B5, A1:A5, ">1", B1:B5, ">3")Trong đó:
SUMIF(A1:A5, ">1", B1:B5): Sẽ tính tổng các giá trị trong phạm vi B1:B5 nếu giá trị tương ứng trong A1:A5 lớn hơn 1.SUMIFS(B1:B5, A1:A5, ">1", B1:B5, ">3"): Sẽ tính tổng các giá trị trong phạm vi B1:B5 nếu giá trị tương ứng trong A1:A5 lớn hơn 1 và giá trị trong B1:B5 lớn hơn 3.Cộng kết quả của hai hàm lại với nhau.Một yêu cầu khác, tính tổng của tích các phần tử tương ứng của A1:A5 và B1:B5, nếu giá trị tương ứng trong A1:A5 lớn hơn 1 và giá trị tương ứng trong B1:B5 lớn hơn 3.
Ta dùng công thức:
=SUMPRODUCT((A1:A5>1)*(B1:B5>3), C1:C5)Và thu được kết quả là:
Các hàm xử lý số học nâng caoABS(number): Giá trị tuyệt đối của số.
Công thức:
=ABS(-5)Kết quả: Giá trị tuyệt đối của -5 là 5.
ROUND(number, num_digits): Làm tròn số với số chữ số thập phân xác định.
Công thức:
=ROUND(3.5678, 2)Kết quả: Số 3.5678 sẽ được làm tròn thành 3.57.
MOD(number, divisor): Trả về phần dư của một phép chia.
Ví dụ:
=MOD(10, 3)Kết quả: Khi chia 10 cho 3, ta được phần nguyên là 3 và phần dư là 1.
RAND(): Trả về một số ngẫu nhiên từ 0 đến 1.
=RAND()Kết quả: Excel sẽ trả về một số ngẫu nhiên khác nhau trong phạm vi từ 0 đến 1.
RANDBETWEEN(bottom, top): Trả về một số ngẫu nhiên trong phạm vi từ nhỏ đến lớn.
=RANDBETWEEN(10, 20)Kết quả: Excel sẽ trả về một số ngẫu nhiên khác nhau trong phạm vi từ 10 đến 20.
INT(number): Trả về phần nguyên của một số.
=INT(5.8)Kết quả: Phần nguyên của 5.8 là 5.
PRODUCT(number1, number2, ...): Trả về tích của các số.
=PRODUCT(2, 3, 4)Kết quả: Tích của 2, 3, và 4 là 24.
Bạn có thể xem bảng kết quả minh họa sau:
Một số hàm xử lý số học trong ExcelROUNDUP(number, num_digits): Làm tròn một số lên đến một số chữ số cụ thể.
Ví dụ:
=ROUNDUP(3.14159, 2)ROUNDDOWN(number, num_digits): Làm tròn một số xuống đến một số chữ số cụ thể.
Ví dụ:
=ROUNDDOWN(3.14159, 2)MROUND(number, multiple): Làm tròn số tới số gần nhất là bội số của một số khác.
=MROUND(15, 5)Kết quả: 15 (vì 15 là bội số của 5)
FLOOR(number, significance): hàm sẽ làm tròn số xuống đến bội số gần nhất của một số khác.
=FLOOR(26, 5)Kết quả: 25 (vì 25 là bội số của 5)
CEILING(number, significance): hàm dùng để làm tròn số lên đến bội số gần nhất của một số khác.
=CEILING(17, 5)Kết quả: 20 (vì 20 là bội số của 5)
TRUNC(number,
=TRUNC(3.14159, 2)Kết quả: 3.14
EVEN(number): hàm làm tròn số lên đến số chẵn gần nhất.
=EVEN(7)Kết quả: 8
ODD(number): Hàm tròn số lên đến số lẻ gần nhất.
=ODD(6)Kết quả: 7
Bạn có thể xem hình minh họa dưới đây:
Các hàm làm tròn số học trong ExcelCác hàm dò tìm nâng cao trong Excel
Khi làm việc với dữ liệu lớn, việc tìm kiếm và trích xuất thông tin thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian của bạn. Chính vì điều đó, bạn cần có các hàm dò tìm để hỗ trợ bạn dò thông tin theo điều kiện và tiêu chí cụ thể và nhanh chóng:
Ví dụ:Ta có bảng dữ liệu sau:
Ví dụ về hàm dò tìm trong ExcelHãy sử dụng các hàm dò tìm để xử lý dữ liệu:
VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num,
Yêu cầu: Tìm giá trị tương ứng với 90 trong cột A và trả về giá trị tương ứng ở cột B.
Xem thêm: Toán Lớp 10 Dấu Của Tam Thức Bậc Hai Và Các Bài Tập Vận Dụng
=VLOOKUP(90, A1:D3, 2, FALSE)Kết quả: Kết quả sẽ là 100.
HLOOKUP(lookup_value, table_array, row_index_num,
Yêu cầu: Tìm giá trị tương ứng với 20 trong hàng 1 và trả về giá trị tương ứng ở hàng 2.
=HLOOKUP(20, A1:D3, 2, FALSE)Kết quả: Kết quả sẽ là 60.
MATCH(lookup_value, lookup_array,
Yêu cầu: Tìm vị trí của giá trị 50 trong cột A.
=MATCH(50, A1:A3, 0)Kết quả: Vị trí của giá trị 50 trong cột A là 2 (nằm ở hàng thứ 2).
INDEX(array, row_num,
Yêu cầu: Truy xuất giá trị từ phạm vi A1:D3 dựa trên hàng thứ 2 và cột thứ 3.
=INDEX(A1:D3, 2, 3)Kết quả: Giá trị tại hàng 2, cột 3 là 70.
Các hàm dò tìm nâng cao trong ExcelCHOOSE(index_num, value1,
Yêu cầu: Chọn giá trị từ danh sách <100, 200, 300> dựa trên chỉ số 2.
=CHOOSE(2, 100, 200, 300)Kết quả: Chọn giá trị thứ 2 từ danh sách là 200.
SEARCH(find_text, within_text,
Yêu cầu: Tìm vị trí của chuỗi con "20" trong chuỗi "10 20 30".
=SEARCH("20", "10 20 30")Kết quả: Vị trí của chuỗi con "20" trong chuỗi "10 20 30" là 4.
Các hàm Excel nâng cao để thống kê
Giả sử bạn có danh sách điểm số của sinh viên như sau:
Ví dụ về hàm thống kê trong ExcelYêu cầu hãy tính:
Tính trung bình cộng các điểm trong cột B.
Tính trung bình cộng các điểm trong cột C chỉ khi điểm tương ứng trong cột A lớn hơn hoặc bằng 7.
Tìm điểm cao nhất trong danh sách.
Tìm điểm thấp nhất trong danh sách.
Đếm số lượng điểm trong cột D.
Đếm số lượng ô không rỗng trong cột C.
Đếm số lượng điểm trong cột A lớn hơn hoặc bằng 7.
Xếp hạng điểm 9 trong danh sách.
AVERAGE(number1, number2, ...): Trung bình cộng của các số.
=AVERAGE(D2:D4)Kết quả: Trung bình cộng các điểm trong cột B là 7.
AVERAGEIF(range, criteria,
=AVERAGEIF(B2:B4, ">=7", C2:C4)Kết quả: Trung bình cộng các điểm trong cột C chỉ khi điểm tương ứng trong cột A lớn hơn hoặc bằng 7 là 8.
MAX(number1, number2, ...): Giá trị lớn nhất trong danh sách.
=MAX(B2:B4)Kết quả: Điểm cao nhất trong danh sách là 9.
MIN(number1, number2, ...): Giá trị nhỏ nhất trong danh sách.
=MIN(B2:B4)Kết quả: Điểm thấp nhất trong danh sách là 7.
COUNT(number1, number2, ...): Đếm số lượng giá trị trong danh sách.
=COUNT(D2:D4)Kết quả: Có 3 điểm trong cột D.
COUNTA(value1, value2, ...): Đếm số lượng giá trị không rỗng trong danh sách.
=COUNTA(C2:C4)Kết quả: Có 3 ô không rỗng trong cột C.
COUNTIF(range, criteria): Đếm số lượng ô trong một phạm vi thỏa mãn một điều kiện cụ thể.
=COUNTIF(D2:D4, ">=7")Kết quả: Có 2 điểm trong cột D lớn hơn hoặc bằng 7.
RANK(number, ref,
=RANK(9, B2:B4)Kết quả: Xếp hạng điểm 9 trong danh sách là 1.
Bạn có thể xem hình minh họa bên dưới:
Các hàm thống kê nâng cao trong ExcelHàm Excel luận lý
Các hàm Excel này còn được gọi là hàm logic giúp bạn phân tích các dữ liệu dựa trên các điều kiện logic.
Giả sử bạn có bảng điểm của bạn học sinh như sau:
Ví dụ về hàm luận lýHãy tính:
Kiểm tra nếu điểm Sinh lớn hơn 8 và điểm Toán lớn hơn hoặc bằng 7, trả về "Học sinh giỏi", ngược lại trả về "Học sinh khá".
Kiểm tra nếu có ít nhất một môn nào đó đạt điểm 9 trở lên, trả về "Học sinh xuất sắc", ngược lại trả về "Học sinh giỏi".
Đảo ngược kết quả của điều kiện: nếu điểm Lý nhỏ hơn 7, trả về "Cần cố gắng hơn", ngược lại trả về "Tiếp tục giữ vững".
Ta dùng các hàm sau:
IF(logical_test, value_if_true, value_if_false): Thực hiện một kiểm tra logic và trả về giá trị dựa trên kết quả kiểm tra.
AND(logical1,
OR(logical1,
NOT(logical): Đảo ngược kết quả của một kiểm tra logic.
Để giải bài toán, chúng ta kết hợp các hàm trên thành công thức sau:
1. Hàm IF và AND
=IF(AND(A2>8, B2>=7), "Học sinh giỏi", "Học sinh khá")Kết quả: Kết quả sẽ là "Học sinh khá" (vì điểm Sinh không lớn hơn 8).
2. Hàm IF và OR
=IF(OR(A2>=9, B2>=9, C2>=9, D2>=9), "Học sinh xuất sắc", "Học sinh giỏi")Kết quả: Kết quả sẽ là "Học sinh giỏi" (vì không có môn nào đạt điểm 9 trở lên).
3. NOT
=IF(NOT(D2Kết quả: Kết quả sẽ là "Tiếp tục giữ vững" (vì điểm Lý là 8.0, không nhỏ hơn 7).
Các hàm luận ký nâng cao trong ExcelMột số hàm Excel nâng cao khác
IFERROR(value, value_if_error): Hàm trả về một giá trị được chỉ định nếu một lỗi xảy ra, ngược lại trả về giá trị khác.
Ví dụ:
=IFERROR(A1/B1, "Lỗi chia cho 0")Kết quả: Nếu lỗi xảy ra khi chia A1 cho B1, hàm này sẽ trả về chuỗi "Lỗi chia cho 0"
hàm IFERROR trong ExcelHYPERLINK(link_location,
Ví dụ:
=HYPERLINK("https://toancapba.com/", "Click here")OFFSET(reference, rows, cols,
=OFFSET(A1, 1, 2)Lấy A1 làm ô gốc, thì kết quả sẽ là giá trị của ô C2 (dịch xuống 1 hàng và qua phải 2 cột).
YEARFRAC(start_date, end_date,
=YEARFRAC(DATE(2020, 1, 1), DATE(2022, 6, 30))Kết quả: 2.5 (tương đương 2 năm và nửa năm)
Các hàm Excel nâng cao khácDCOUNTA(database, field, criteria): Hàm dùng để đếm số bản ghi không rỗng trong một cơ sở dữ liệu dựa trên các tiêu chí cung cấp.
=DCOUNTA(A1:C5, "Age", B1:B5)Kết quả: 2 (có 2 bản ghi có giá trị trong cột "Age")
Hàm DCOUNTA trong ExcelDGET(database, field, criteria): Trích xuất một giá trị duy nhất từ một cơ sở dữ liệu dựa trên các tiêu chí cung cấp.
=DGET(A1:C5, "Age", A1:A2)Kết quả: Công thức trên dùng để trích xuất tuổi của “Chung Đại” là 31.
DSUM(database, field, criteria): Dùng để tính tổng của các giá trị trong một cột cơ sở dữ liệu dựa trên các tiêu chí cung cấp.
=DSUM(A1:C5, "Age", C1:C2)Kết quả: Tính tổng tuổi của của người thuộc thành phố NY (tức là số tuổi của Chung Đại - 31)
Một số hàm đếm và trích xuất giá trị nâng caoCác hàm Excel nâng cao trong kế toán
Ví dụ: Bạn đang đầu tư vào một dự án có dòng tiền như sau:
Năm 0: -100,000 (đầu tư ban đầu)
Năm 1: 30,000
Năm 2: 40,000
Năm 3: 50,000
NPV(rate, value1,
Với tỷ lệ lãi suất là 5%, công thức NPV sẽ là:
=NPV(0.05, -100000, 30000, 40000, 50000)IRR(values,
=IRR(B1:B5)PV(rate, nper, pmt,
Ví dụ: Bạn có thể tính giá trị hiện tại của 50,000 đồng sau 5 năm tới (với lãi suất là 6%)
=PV(0.06, 5, 0, 50000)FV(rate, nper, pmt,
Ví dụ: Nếu bạn muốn biết giá trị tương của 10,000,000 đồng sau 10 năm với lãi suất 8%, bạn có thể dùng công thức sau:
=FV(0.08, 10, 0, -10000000)Kết quả khi sử dụng các công thức trên như sau:
Các hàm Excel nâng cao trong kế toánKết luận
Hy vọng qua bài viết tổng hợp các hàm Excel nâng cao này, bạn có thể áp dụng chúng vào thực tế công việc của mình. Việc sử dụng chúng không chỉ hỗ trợ bạn phân tích, xử lý các dữ liệu và yêu cầu phức tạp mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn đấy.