Đề thi học kì 2 lớp 11 môn toán của sở GD&ĐT Quảng Nam gồm trắc nghiệm 15 câu và 3 câu tự luận. Đề thi gồm 2 trang và làm bài trong thời gian 60p. Đề thi do sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam biên soạn và cho học sinh toàn tỉnh lấy làm đề thi toán 11 học kì 2 năm học 2018-2019 vừa qua. Bài viết này Kiến Guru xin gửi đến bạn đọc đềthi cũng như là đáp án của mã đề 101 trong bài này nhé.

Bạn đang xem: Đề thi lớp 11 môn toán

I. Đề Thi Học Kì 2 Lớp 11 Môn Toán Sở GD&ĐT Quảng Nam – Phần Trắc nghiệm

Tương tự với các đề thi học kì 2 lớp 11 môn toán trắc nghiệm các năm về trước, phần trắc nghiệm có 15 câu trắc nghiệm bao hàm đầy đủ các câu từ dễ tới khó. Giúp phân loại học sinh khá tốt. Dưới đây là một số câu trích dẫn trong đề thi.

Trích dẫn đề thi HK2 toán 11:

Câu 1: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là không đúng ?

A. Nếu a // b và (α) vuông góc a thì (α) vuông góc với b

B. Nếu (α) // (β) và a vuông góc với (α) thì a vuông góc với (β)

C. Nếu a và b là hai đường thẳng phân biệt và a vuông góc (α), b vuông góc với (α) thì a // b

D. Nếu a // (α) và b vuông góc a thì b vuông góc (α)

Câu 6 : Cho hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với (ABCD) và đáy ABCD là hình vuông. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. (SAC) vuông góc (SBD)

B. (SAD) vuông góc (SBC)

C. AC vuông góc (SAB)

D. BD vuông góc (SAD)

Câu 8 : Một chất điểm chuyển động theo phương trình

*
, trong đó t > 0, t được tính bằng giây(s). và S được tính bằng mét (m). Tính vận tốc chất điểm tại t = 2 ( giây)

A.32 m/s

B.22 m/s

C.27 m/s

D.28 m/s

*

II. Đề Thi Học Kì 2 Lớp 11 Môn Toán Sở GD&ĐT Quảng Nam – Phần Tự Luận

Song song với 15 câu trắc nghiệm đề thi học kì 2 môn toán lớp 11 có thêm 3 câu tự luận nhằm đảm bảo giúp các em học sinh biết cách trình bày, lập luận một bài toán chặt chẽ.

Bài 1 (2đ)

a. Tìm

*

b. Tìm

*

c. Cho hàm số

*

Để hàm số trên liên tục tại điểm x = 5 thì điều kiện của tham số m là gì ?

Bài 2 (1đ) : Cho hàm số bậc 3

*
, có đồ thị là (C)s

a. Tính đạo hàm của hàm số bậc 3 trên.

b.Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) tại điểm có x = 1

Bài 3 (2đ) : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O , cạnh a ; các cạnh bên của hình chóp cùng bằng

*

a. Chứng minh rằng đường thẳng BD vuông góc với (SAC)

b. Gọi P là mặt phẳng đi qua A và vuông góc với đường thẳng SC. Xác định thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (P)

c. Tính góc giữa mặt phẳng (P) và đường thẳng AB

*

III. Đề Thi Học Kì 2 Lớp 11 Môn Toán Sở GD&ĐT Quảng Nam – Phần lời giải chi tiết

Đây là một trong những đề thi học kì 2 lớp 11 môn toán có đáp án đầy đủ cả trắc nghiệm lẫn tự luận. Dưới đây lần lượt là đáp án phần trắc nghiệm và phần tự luận

Đáp án phần trắc nghiệm : Gồm 15 câu của mã đề 101 cũng như tất cả các mã đề tương tự khác cho bạn đọc tiện so sánh kết quả bài làm.

*

Đáp án và lời giải chi tiết cho phần thi tự luận :

Bài 3 (2đ) : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O , cạnh a ; các cạnh bên của hình chóp cùng bằng

*

a. Chứng minh rằng đường thẳng BD vuông góc với (SAC)

b. Gọi P là mặt phẳng đi qua A và vuông góc với đường thẳng SC. Xác định thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (P)

c. Tính góc giữa mặt phẳng (P) và đường thẳng AB

Hướng dẫn giải :

a) Ta có : SB = SD nên tam giác SBD cân . Suy ra BD vuông góc SO.

Mà : BD vuông góc AC ( gt)

AC thuộc (SAC). SO thuộc (SAC) Vậy BD vuông góc (SAC)

b) Gọi (P) là mặt phẳng vuông góc với cạnh SC và đi qua điểm A. Xác định thiết diện của hình chóp S.ABCD được cắt bởi mặt phẳng (P).

Ta có : (P) vuông góc SC nên kẻ AC’ vuông góc SC ( C’ thuộc SC) ; AC’ giao với SC tại H.

Lại có : BD vuông góc (SAC) nên BD vuông góc SC. Suy ra mặt phẳng (P)//BD.

=> (P) giao với (SBD) tại B’D’ với B’D’//BD; B’ thuộc SB, D’ thuộc SD

Vậy thiết diện cần tìm là tứ giác AB’C’D’

c. Kẻ OK vuông góc với AC’ ( K thuộc AC’). Suy ra OK vuông góc với mặt phẳng (P)

Kẻ BF vuông góc với mặt phẳng (P) thì BF = OK =

*
(vì d(B;(P))=d(O,(P)))

Vậy góc giữa đường thẳng AB và mặt phẳng (P) là góc BAF

*

Vậy :

*

Lời giải chi tiết cho mã đề 101 :

*

*

Trên đây là đề thi cũng như toàn bộ lời giải chi tiết của đề thi học kì 2 lớp 11 môn toán của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cả trắc nghiệm lẫn tự luận. Đề thi được cho trong kì thi học kì 2 của tỉnh năm học 2018-2019 .Đề có cấu trúc và kiến thức khá phù hợp với các kì thi hiện này.Vừa đảm bảo có trắc nghiệm , giúp học sinh làm quen với kì thi THPT quốc gia , vừa có tự luận giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận, trình bày logic. Đề tuy không khó nhưng có những câu hay và lắt léo. Vậy nên các bạn cần chú ý để ôn luyện và làm bài thật cẩn thận. Cuối cùng, Kiến chúc các bạn đạt kết quả cao cho các kì thi sắp tới.

Đề thi cuối kỳ 2 toán 11 năm học 2023 - 2024 cho giáo viên và học sinh tham khảo? - Câu hỏi của chị D.B (Bình Định).
*
Nội dung chính

Đề thi cuối kỳ 2 toán 11 năm học 2023 - 2024 cho giáo viên và học sinh tham khảo?

Tham khảo đề tham khảo kiểm tra cuối học kì 2 môn Toán 11 bộ sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống (KNTTVCS) năm học 2023 – 2024 trường THPT Trương Vĩnh Ký, tỉnh Bến Tre

Tải

Tham khảo đề minh họa kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Toán 11 bộ sách Cánh Diều năm học 2023 – 2024 sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

tải

Tham khảo 10 đề ôn thi cuối học kì 2 môn Toán 11 bộ sách Cánh Diều (CD), có đáp án và lời giải chi tiết.

tải

Tham khảo 10 đề ôn thi cuối học kì 2 môn Toán 11 bộ sách Chân Trời Sáng Tạo (CTST), có đáp án và lời giải chi tiết

tải

Tham khảo 10 đề ôn thi cuối học kì 2 môn Toán 11 bộ sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống (KNTTVCS)

tải

*

Đề thi cuối kỳ 2 toán 11 năm học 2023 - 2024 cho giáo viên và học sinh tham khảo?

Khi học Đạo hàm trong môn toán học sinh lớp 11 cần đạt được những yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn toán được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nêu rõ những yêu cầu cần đạt được khi học sinh lớp 11 được giảng dạy đạo hàm trong môn toán như sau:

- Khái niệm đạo hàm trong môn toán. Ý nghĩa hình học của đạo hàm:

+ Nhận biết được một số bài toán dẫn đến khái niệm đạo hàm như: xác định vận tốc tức thời của một vật chuyển động không đều, xác định tốc độ thay đổi của nhiệt độ.

+ Nhận biết được định nghĩa đạo hàm. Tính được đạo hàm của một số hàm đơn giản bằng định nghĩa.

+ Nhận biết được ý nghĩa hình học của đạo hàm.

+ Thiết lập được phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại một điểm thuộc đồ thị.

+ Nhận biết được số e thông qua bài toán mô hình hoá lãi suất ngân hàng.

Xem thêm: Một số bài toán hình lớp 9 thi vào 10 có lời giải, chùm bài toán hình học luyện thi vào lớp 10

- Các quy tắc tính đạo hàm:

+ Tính được đạo hàm của một số hàm số sơ cấp cơ bản (như hàm đa thức, hàm căn thức đơn giản, hàm số lượng giác, hàm số mũ, hàm số lôgarit).

+ Sử dụng được các công thức tính đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương của các hàm số và đạo hàm của hàm hợp.

+ Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với đạo hàm (ví dụ: xác định vận tốc tức thời của một vật chuyển động không đều,...).

- Đạo hàm cấp hai:

+ Nhận biết được khái niệm đạo hàm cấp hai của một hàm số.

+ Tính được đạo hàm cấp hai của một số hàm số đơn giản.

+ Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với đạo hàm cấp hai (ví dụ: xác định gia tốc từ đồ thị vận tốc theo thời gian của một chuyển động không đều,...).


Học sinh lớp 11 được xếp loại học lực thế nào?

Theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT) quy định về việc xếp loại học lực học sinh lớp 11 như sau:

- Xếp loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn:

+ Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

- Xếp loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn:

+ Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

- Xếp loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn:

+ Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

- Xếp loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.

- Xếp loại kém: Các trường hợp còn lại.

Lưu ý: Nếu điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) hoặc điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTBcn) đạt mức của từng loại giỏi, khá nêu trên nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:

+ Nếu ĐTBhk đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Trung bình thì được điều chỉnh xếp loại khá.

+ Nếu ĐTBhk đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại trung bình.

+ Nếu ĐTBhk đạt mức loại khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại trung bình.

+ Nếu ĐTBhk đạt mức loại khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại yếu.

Như vậy, học sinh lớp 11 sẽ được xếp loại học lực theo các loại giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.