GDVN- Chương trình sách giáo khoa Toán 10 bộ Chân trời sáng tạo và Cánh Diều biên soạnthiếu thống nhất khiến học sinh chuyển trường gặp nhiều khó khăn.

Bạn đang xem: Nhận xét sách giáo khoa lớp 10 môn toán


Một giáo viên ở tỉnh Bình Phước phản ánh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, sách giáo khoa Toán 10 bộ Cánh Diều (Đỗ Đức Thái - Tổng Chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm) và bộ Chân trời sáng tạo (Trần Nam Dũng - Tổng Chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) biên soạn nội dung chương trình thiếu thống nhất gây khó cho các em học sinh chuyển trường.

*

Sách giáo khoa Toán 10 - Chân trời sáng tạo. (Ảnh: Cao Nguyên)

Theo giáo viên này, cùng môn Toán nhưng trường này dạy bộ Cánh Diều còn trường kia dạy bộ Chân trời sáng tạo. Đáng nói, một số kiến thức ở bộ sách này được thiết kế học kỳ 1 còn bộ sách kia học ở học kỳ 2.

"Đã có một số trường hợp học sinh chuyển trường đến, kiến thức ở cuốn Cánh diều đã dạy đến còn sách Chân trời sáng tạo lại chưa. Điều này khiến học sinh có thể bị hổng kiến thức khi chuyển trường. Ai sẽ phải có trách nhiệm "lấp" nội dung này cho học sinh" giáo viên này nêu thực tế.

Bảng so sánh chương trình sách giáo khoa Toán 10 bộ Cánh Diều và bộ Chân trời sáng tạo

STT Chương trình sách giáo khoa Toán 10 bộ Cánh Diều Chương trình sách giáo khoa Toán 10 bộ Chân trời sáng tạo
Học kì 1 Học kì 1
1 CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC TẬP HỢP Bài 1. Mệnh đề toán học
Bài 2. Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp
Bài tập cuối chương I
CHƯƠNG 1: MỆNH ĐỀ VÀ TẬP HỢP Bài 1: Mệnh đề Bài 2: Tập hợp Bài 3: Các phép toán trên tập hợp Bài tập cuối chương 1
2 CHƯƠNG II. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨNBài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài tập cuối chương II
CHƯƠNG 2: BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn Bài tập cuối chương 2
3 CHƯƠNG III. HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊBài 1. Hàm số và đồ thị
Bài 2. Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng
Bài 3. Dấu của tam thức bậc hai
Bài 4. Bất phương trình bậc hai một ẩn
Bài 5. Hai dạng phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài tập cuối chương III
CHƯƠNG 3: HÀM SỐ BẬC HAI VÀ ĐỒ THỊ Bài 1: Hàm số và đồ thị Bài 2: Hàm số bậc hai Bài tập cuối chương 3
4 CHƯƠNG IV. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC. VECTƠBài 1. Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180°. Định lí côsin và định lí sin trong tam giác
Bài 2. Giải tam giác
Bài 3. Khái niệm vectơ
Bài 4. Tổng và hiệu của hai vectơ
Bài 5. Tích của một số với một vectơ
Bài 6. Tích vô hướng của hai vectơ
Bài tập cuối chương IV
CHƯƠNG 4: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁCBài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180° Bài 2: Định lí côsin và định lí sin Bài 3: Giải tam giác và ứng dụng thực tế Bài tập cuối chương 4
5 HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM.Chủ đề 1. Đo góc CHƯƠNG 5: VECTƠBài 1: Khái niệm vectơ Bài 2: Tổng và hiệu của hai vectơ Bài 3: Tích của một số với một vectơ Bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ Bài tập cuối chương 5
Hoạt động thực hành và trải nghiệm Bài 1: Dùng máy tính cầm tay để tính toán với số gần đúng và tính các số đặc trưng của mẫu số liệu thống kê Bài 2: Dùng bảng tính để tính các số đặc trưng của mẫu số liệu thống kê
6 CHƯƠNG 6: THỐNG KÊBài 1: Số gần đúng và sai số Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ Bài 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu Bài tập cuối chương 6
Học kì 2 Học kì 2
7 CHƯƠNG V. ĐẠI SỐ TỔ HỢPBài 1. Quy tắc cộng. Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây.Bài 2. Hoán vị. Chỉnh hợp
Bài 3. Tổ hợp
Bài 4. Nhị thức Newton
Bài tập cuối chương V
CHƯƠNG 7: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨNBài 1: Dấu của tam thức bậc hai Bài 2: Giải bất phương trình bậc hai một ẩn Bài 3: Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài tập cuối chương 7
8 CHƯƠNG VI. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤTBài 1. Số gần đúng. Sai số
Bài 2. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm
Bài 3. Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm
Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Bài 5. Xác suất của biến cố
Bài tập cuối chương VIHOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM Chủ đề 2. Xây dựng mô hình hàm số bậc nhất, bậc hai biểu diễn số liệu dạng bảng.
CHƯƠNG 8: ĐẠI SỐ TỔ HỢPBài 1: Quy tắc cộng và quy tắc nhân Bài 2: Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp Bài 3: Nhị thức Newton Bài tập cuối chương 8
9 CHƯƠNG VII. PHƯƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRONG MẶT PHẲNGBài 1. Toạ độ của vectơ
Bài 2. Biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ
Bài 3. Phương trình đường thẳng
Bài 4. Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
Bài 5. Phương trình đường tròn
Bài 6. Ba đường conic
Bài tập cuối chương VIITHỰC HÀNH PHẦN MỀM GEOGEBRA
CHƯƠNG 9: PHƯƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRONG MẶT PHẲNGBài 1: Toạ độ của vectơ Bài 2: Đường thẳng trong mặt phẳng toạ độ Bài
Bài 3: Đường tròn trong mặt phẳng toạ độ Bài 4: Ba đường conic trong mặt phẳng toạ độ
Bài tập cuối chương 9
10 CHƯƠNG 10: XÁC SUẤTBài 1: Không gian mẫu và biến cố Bài 2: Xác suất của biến cố Bài tập cuối chương 10
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆMBài 1: Vẽ đồ thị hàm số bậc hai bằng phần mềm Geogebra Bài 2: Vẽ ba đường conic bằng phần mềm Geogebra

Cho tôi hỏi sách giáo khoa môn Toán lớp 10 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong chương trình giáo dục phổ thông gồm mấy loại? Có bao nhiêu tiết học môn Toán trong một năm đối với học sinh lớp lớp 10? Môn Toán cấp trung học cơ sở nhằm giúp học sinh lớp 10 đạt được những mục tiêu gì? Câu hỏi của anh Minh (Long An).
*
Nội dung chính

Sách giáo khoa môn Toán lớp 10 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong chương trình giáo dục phổ thông gồm mấy loại?

Theo danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phê duyệt kèm theo Quyết định 442/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:

*

Theo đó, sách giáo khoa môn Toán lớp 10 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong chương trình giáo dục phổ thông gồm những loại sau đây:

- Sách Toán 10, tập một (Kết nối tri thức với cuộc sống):

+ Tên tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Cung Thế Anh, Trần Văn Tấn, Đặng Hùng Thắng (Đồng Chủ biên), Hạ Vũ Anh, Trần Mạnh Cường, Phan Thị Hà Dương, Nguyễn Đạt Đăng, Phạm Hoàng Hà, Đặng Đình Hanh, Phan Thanh Hồng, Nguyễn Thị Kim Sơn, Dương Anh Tuấn, Nguyễn Chu Gia Vượng

+ Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

- Sách Toán 10, tập hai (Kết nối tri thức với cuộc sống):

+ Tên tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Cung Thế Anh, Trần Văn Tấn, Đặng Hùng Thắng (Đồng Chủ biên), Hạ Vũ Anh, Trần Mạnh Cường, Phan Thị Hà Dương, Nguyễn Đạt Đăng, Phạm Hoàng Hà, Đặng Đình Hanh, Phan Thanh Hồng, Nguyễn Thị Kim Sơn, Dương Anh Tuấn, Nguyễn Chu Gia Vượng

+ Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

- Chuyên đề học tập Toán 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống):

+ Tên tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Cung Thế Anh, Trần Văn Tấn (Đồng Chủ biên), Nguyễn Đạt Đăng, Phạm Hoàng Hà, Đặng Đình Hanh, Dương Anh Tuấn, Nguyễn Chu Gia Vượng

+ Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

- Sách Toán 10, tập một (Cánh Diều):

+ Tên tác giả: Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Minh Phương, Phạm Hoàng Quân

+ Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

- Sách Toán 10, tập hai (Cánh Diều):

+ Tên tác giả: Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Minh Phương, Phạm Hoàng Quân

+ Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

- Chuyên đề học tập Toán 10 (Cánh Diều):

+ Tên tác giả: Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Minh Phương, Phạm Hoàng Quân

+ Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

*

Sách giáo khoa môn Toán lớp 10 (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu tiết học môn Toán trong một năm đối với học sinh lớp lớp 10?

Theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần IV Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) như sau:

Giai đoạn định hướng nghề nghiệp...2.2. Thời lượng giáo dụcMỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem thêm: Xổ số điện toán ngày 12 tháng 04 /2024, trực tiếp xổ số vietlott hôm nay ngày 12/4/2024

*

Theo đó, só tiết học môn Toán trong một năm đối với học sinh lớp lớp 10 là 105 tiết.


Việc thiết kế chương trình học trong sách giáo khoa môn Toán cấp trung học cơ sở nhằm giúp học sinh lớp đạt được những mục tiêu gì?

Theo tiểu mục 4 Mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, việc thiết kế chương trình học trong sách giáo khoa môn Toán cấp trung học phổ thông nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề;

+ Sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu được những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề;

+ Thiết lập được mô hình toán học để mô tả tình huống, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mô hình được thiết lập;

+ Thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá được giải pháp đã thực hiện, phản ánh được giá trị của giải pháp, khái quát hoá được cho vấn đề tương tự;

+ Sử dụng được công cụ, phương tiện học toán trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề toán học.

- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, thiết yếu về:

+ Đại số và Một số yếu tố giải tích:

++ Tính toán và sử dụng công cụ tính toán; sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu đại số;

++ Biến đổi biểu thức đại số và siêu việt (lượng giác, mũ, lôgarit), phương trình, hệ phương trình, bất phương trình;

++ Nhận biết các hàm số sơ cấp cơ bản (luỹ thừa, lượng giác, mũ, lôgarit); khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số bằng công cụ đạo hàm;

++ Sử dụng ngôn ngữ hàm số, đồ thị hàm số để mô tả và phân tích một số quá trình và hiện tượng trong thế giới thực;

++ Sử dụng tích phân để tính toán diện tích hình phẳng và thể tích vật thể trong không gian.

+ Hình học và Đo lường:

++ Cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng, hình khối quen thuộc;

++ Phương pháp đại số (vectơ, toạ độ) trong hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian;

++ Giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường.

+ Thống kê và Xác suất:

++ Hoàn thiện khả năng thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê;

++ Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thống kê thông qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm và ghép nhóm;

++ Sử dụng các quy luật thống kê trong thực tiễn;

++ Nhận biết các mô hình ngẫu nhiên, các khái niệm cơ bản của xác suất và ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn.

- Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết tương đối tổng quát về các ngành nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó; làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông; có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.