TIN TỨC – SINH HOẠTVỀ MÁI TRƯỜNG XƯAThầy Cô và Bạn cũ
HÌNH ẢNH XƯABIÊN KHẢO-SÁNG TÁCTùy Bút-Sáng Tác (Theo mẫu tự)Thơ
Văn
TÁC GIẢCựu Giáo sư
Cựu Học Sinh
Thân hữu&Tác giả khác
TRI ÂN PETRUS KÝĐẶC SANSÁCHGS Chung Hữu Thế (Minh Tân)Hoàng Ngọc Thành
GS Khiếu Đức Long
Phan Giang Sang
GS Nguyễn Minh Nhựt
GS Nguyễn Thanh LIêm
GS Nguyễn Vĩnh Thượng
Tiền Vĩnh Lạc
Tô Văn Cấp
Trần Văn Nam
GS Vũ KýLIÊN LẠCDanh Sách Thầy Cô

TRI ÂN PETRUS KÝ

*

Counter

1,128,399 hits
*

Lên lớp 12, tôi ghi danh học thêm môn toán ở lớp dạy thêm của thầy Cù An Hưng. Lớp học của thầy là môt căn phòng không lớn lắm, nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Phạm Ngũ Lão và ngó xéo qua chợ Thái Bình. Dù buổi trưa hay buổi chiều tối, lúc nào lớp cũng đầy ắp học trò cả nam lẫn nữ. Hầu hết các bạn đến từ những ngôi trường nổi tiếng ở Sài-Gòn như Gia Long, Trưng Vương, Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản. Thầy có trí nhớ vô cùng phong phú. Thầy thuộc tên hầu hết của các nữ sinh nhưng với bọn nam nhi thì chưa nghe thầy gọi tên ai bao giờ. Lúc nào thầy cũng gọi thằng này, thằng nọ, thậm chí là “thằng con bò“ và mỗi lần như vậy thầy luôn luôn kèm theo một nụ cười. Mặc dù không thường gọi tên (vì không nhớ tên bọn này ?) nhưng thầy luôn nhớ rõ bạn nào chưa đóng học phí trong tháng. Trong lớp, các bạn phải ngồi thật sát lại với nhau và ai nấy cũng phải xếp đôi cuốn tập học trò của mình, may ra mới đủ chỗ cho các bạn bên cạnh.

Bạn đang xem: Thầy cù an hưng dạy toán

Ở lớp học này tôi có dịp gặp lại Vũ Tường Vân, cô bạn nữ sinh duy nhất ở lớp 9/4. Tôi hỏi “Vân về Sài Gòn hồi nào ? Bây giờ học ở đâu?“. Vân e thẹn đỏ mặt, đứng khép nép sau đôi vai người bạn gái và lí nhí đáp “Vân học bên NTMK, học chung với Mỹ Trang“. Vân vẫn xinh đẹp như ba năm về trước như hồi còn học ở trường LHP. Vân có nhiều nét rất giống Thanh Nhãn của lớp 12C2. Mỹ Trang có đôi mắt sáng rực và thông minh. Mỹ Trang học rất giỏi và là một trong vài “cục cưng“ trong lớp thầy Cù. Hiện giờ Mỹ Trang là bác sĩ y khoa ở Houston, Texas.

Vì chỗ ngồi sát cửa ra vào nên thầy hay nhờ tôi chạy ra ngoài mua giùm điếu thuốc “Samit” và dặn nhớ mồi lửa cho thầy. Bước vào lớp và đưa lại thầy điếu thuốc thì thầy hỏi “Mày có hít của tao không?”. Tôi trả lời tỉnh bơ “Không hít thì làm sao mà có lửa“. Thế là cả lớp có được một trận cười thoải mái. Thỉnh thoảng thầy cũng hay nói vui vài câu như vậy, có lẽ để giảm bớt sự căng thẳng trong giờ học cũng như xua bớt đi cái nóng kinh hoàng trong lớp, mặc dù ba cái quạt máy trên trần nhà đã chạy hết công suất rồi !

Mấy chục năm sau, qua người bạn học cũ, tôi xin được số điện thoại của thầy. Được học trò cũ gọi thăm, thầy vui mừng và hãnh diện khôn xiết. Thầy kể lể chuyện xưa, hỏi thăm chuyện mới giữa tiếng cười sang sảng ngập tràn niềm hạnh phúc. Dù tuổi cao nhưng thầy vẫn còn mạnh giỏi, tiếng nói vẫn vang vang và “tiếu lâm” như ngày nào ..

– Anh có nghe đứa nào chửi tôi không?

– Anh đang ở đâu ? Anh học gì ?

– Bây giờ anh làm gì? Vợ con ra sao ?

– Anh có về Sài-Gòn không ?

– Quý hoá quá được anh gọi thăm tôi !

Thầy mới vừa làm xong phẫu thuật đôi mắt. Tôi lo cho sức khỏe của thầy, nên bộc bạch :

– Thầy mới mỗ mắt xong. Thầy nghỉ ngơi đi, hôm nào em sẽ gọi lại !

Có lẽ sợ bị cắt ngang niềm vui bất chợt đến từ phương xa nên thầy tiếp lời :

– Tôi mới mỗ mắt chứ đâu phải mỗ mồm mà anh không cho tôi nói !

Rồi hai thầy trò cười vang qua điện thoại và bùi ngùi nhắc đến lớp luyện thi ngày trước đã theo thời gian trôi vào dĩ vãng ngót nghét bốn mươi năm.

Có một điều ít ai biết được, tuy thầy dạy toán, nhưng tâm hồn thầy mẫn cảm như là một nghệ sĩ và đẹp ngời như những vầng thơ.

Nếu bạn nào yêu thích thi ca thì xin mời vào trang

http://www.cuanhung.com hay http://www.toancapba.com.hcmuns.edu.vn/~ntvu/tho/index.html

sẽ đọc được rất nhiều bài thơ Đường (Đường Thi) do thầy chuyển dịch, đặc biệt có 15 phân đoạn “Chinh phụ ngâm”, giàu chất nhân văn và đẹp vô vàn trong nghệ thuật. Như vậy mình mới biết, người giỏi toán cũng đâu có “khô khan” hén.

Xem thêm: Toán Lớp 7 Tập 2 Trang 11 - Giải Mục 1 Trang 11, 12 Sgk Toán 7 Tập 2

Xin được giới thiệu dưới đây 2 bài thơ Đường do thầy dịch thuật.

BA LĂNG DẠ BIỆT VƯƠNG VIÊN NGOẠI

(Giả Chí)

Liễu nhứ phi thì biệt Lạc Dương

Mai hoa phát hậu tại Tam Tương

Thế tình dĩ trục phù vân tán

Ly hận không tùy giang thủy trường

CHÚ THÍCH : Tam Tương là tên đất ở phía nam hồ Động Đình

Thầy Cù An Hưng dịch :

BAN ĐÊM TẠI BA LĂNG TỪ BIỆT VƯƠNG VIÊN NGOẠI

Lúc liễu tơ bay rời Lạc Dương

Khi mai rụng hết, ở Tam Tương

Tình đời tan tác như mây nổi

Ly hận theo sông vạn dặm đường

Cho phép Tám tôi được họa thơ của thầy theo thể “Song Thất Lục Bát” nghen ..

BAN ĐÊM TẠI BA LĂNG TỪ BIỆT VƯƠNG VIÊN NGOẠI

Lạc Dương phố liễu tơ xơ xác

Đất Tam Tương mai rụng bên thềm

Tình đời như áng mây vương

Chia ly hận tủi dặm trường sông mê

*****

MANG SƠN

(Thẩm Thuyên Kỳ)

Bắc Mang sơn hạ liệt phần doanh

Vạn cổ thiên thu đối Lạc thành

Thành trung nhật tịch ca chung khởi

Thử sơn duy văn tùng bách thanh

CHÚ THÍCH : Bắc Mang là tên một ngọn núi ở phía bắc Lạc Dương 11 dặm. Lăng tẩm các vua đời Đông Hán và mộ các danh thần đời Đường phần nhiều ở đó.

Chi tiết
Chuyên mục: Tổ chức
Được viết: 21 Tháng 11 2017Cập nhật lần cuối: 20 Tháng 3 2020Lượt xem: 9088

*


Thầy Nguyễn Công Tâm (trái) học ở Nga rồi về giảng dạy ở Trường năm 1977. Kể từ đó thầy Nguyễn Công Tâm làm việc ở Khoa cho tới khi nghỉ hưu, dạy các môn như Giải tích phức, Phương trình Toán Lý. Cuốn Giáo trình Phương trình Toán Lý Nâng cao của thầy vẫn còn được bán ở quầy sách của Trường. Thầy Vũ Cao Mại (phải) học Toán ở Trường qua 2 thời kì, nhập học năm 1972, tốt nghiệp năm 1977. Nhiều năm sau này thầy phụ trách thư viện của Khoa.

*


Thầy Nguyễn Ngọc Trân là sinh viên Đại học Khoa học Sài Gòn từ ngày đầu thành lập năm 1957. Từ năm 1976 tới 1980 thầy làm Phó Khoa. Thầy dạy môn mà bây giờ gọi là Giải tích số, cùng với thầy Nguyễn Cang đã góp phần đưa Tin học vào chương trình. Sau này thầy làm Đại biểu Quốc hội. Con gái của thầy Nguyễn Hồng Phương (phải) cũng là cựu sinh viên của Khoa.
*
Thầy Nguyễn Viêm học toán ở Trường từ cuối thập niên 1950 rồi dạy toán ở Trường từ thập niên 1960. Nhiều thế hệ sinh viên ngành toán và các ngành khác của Trường đã được thầy dạy các môn Vi tích phân và Giải tích. Thầy chỉ mới nghỉ dạy cách đây vài năm.
*
Cô Đỗ Thị Ái Ngọc dạy các môn Tin học ở Khoa, sau này cô chuyển sang Khoa Công nghệ thông tin. Thầy Hoàng Mạnh Để (phải) học ở Pháp về dạy các môn Đại số ở Trường từ giữa thập niên 1960.
*
Thầy Cù An Hưng (đứng) học toán ở Trường từ cuối thập niên 1950 rồi trở thành một trong những trợ giảng người Việt đầu tiên ở Khoa (lúc đó môn Toán vẫn còn chủ yếu do các giáo sư người Pháp dạy). Nhiều thế hệ sinh viên đã học môn Vi tích phân với thầy, và nghe thầy đọc thơ.
*
Thầy Trưởng Khoa Đặng Đức Trọng phát biểu chúc mừng.
*
Thầy Võ Đăng Thảo (trái) từng dạy môn Giải tích phức. Thầy Nguyễn Bác Văn (phải) dù đã trên 80 tuổi nhưng vẫn đi xe đạp tới Trường dạy các môn Xác suất-Thống kê.
*
Thầy Đinh Văn Hà (trái) nhiều năm dạy Xác suất-Thống kê. Thầy Tô Anh Dũng (phải) dạy Xác suất-Thống kê, nguyên là Trưởng Khoa (2002–2007).
*
Thầy Lê Vĩnh Thuận (trái) dạy các môn Xác suất-Thống kê, nguyên là Phó Khoa (2002–2007). Cô Trần Thị Huệ Nương dạy các môn Tối ưu. Thầy Thái Minh Đường dạy các môn Đại số, sau này thầy làm Hiệu phó Trường phổ thông Năng khiếu.
*
Thầy Nguyễn Văn Quang dạy môn Cơ học. Về thăm còn có các thầy Lê Cảnh Hường, Phan Quốc Khánh, Trần Thanh, Lê Trung Tương. Một số cựu sinh viên nhân dịp này cũng về thăm. Cuối cùng là hình ảnh một số thầy cô trẻ hơn đang công tác:
*
*
*